Đang cho con bú uống rượu được không?
Đang cho con bú uống rượu được không là thắc thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bỉm sữa khi tham gia vào các buổi tiệc tùng. Trong bài viết này trang thông tin exbeerience.vn sẽ giải đáp thắc mắc trên của các mẹ bỉm để có cách chăm sóc sức khỏe an toàn nhất.
Contents
Tầm quan trọng của sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
- Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất và kháng thể cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp.
- Chứa các kháng thể tự nhiên như IgA tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
- Axit béo DHA trong sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ.
- Trẻ bú mẹ ít có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng hoặc viêm da cơ địa.
Cho con bú uống rượu được không?
Câu trả lời là không nên uống chất có cồn khi đang trong giai đoạn cho con bú. Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế tối đa việc uống rượu vì rượu có thể truyền qua sữa mẹ và ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh. Lựa chọn an toàn nhất với cả mẹ và bé là nên hạn chế hoặc nên kiêng hoàn toàn rượu bia, các chất kích thích khi đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngoài việc cung cấp dưỡng chất cần thiết, sữa mẹ còn hỗ trợ tăng cường miễn dịch và phát triển toàn diện cho trẻ. Chế độ ăn uống của mẹ trong thời gian cho con bú đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo số lượng và chất lượng sữa.
Xem thêm: Uống rượu với lòng đỏ trứng gà có tác dụng gì?
Ảnh hưởng của rượu tới việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sau khi mẹ uống rượu, một phần rượu sẽ vào máu và từ đó đi vào sữa mẹ, nếu trẻ bú trực tiếp sữa có rượu sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng dù chỉ với lượng nhỏ.
Tác động đến mẹ
Giảm sản lượng sữa
Rượu làm giảm sản lượng sữa mẹ, do ảnh hưởng đến hormone oxytocin (kích thích tiết sữa). Mẹ có thể cảm thấy sữa ra ít hơn hoặc không đều. Uống rượu khi đang cho con bú không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn tác động trực tiếp đến sản lượng và chất lượng sữa mẹ. Rượu làm gián đoạn hoạt động của hormone kích thích tiết sữa dẫn đến giảm lượng sữa được sản xuất.
Rượu có tác dụng lợi tiểu, làm cơ thể mẹ mất nước nhanh chóng nên ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa do nước chính là thành phần chính của sữa mẹ. Một lượng nhỏ rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa mẹ. Nếu mẹ dùng thường xuyên tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa gây mất sữa.
Rượu làm thay đổi mùi vị sữa
Rượu có thể làm thay đổi mùi vị sữa mẹ có thể khiến bé khó chịu hoặc bú ít hơn. Khi bé càng bú ít, tuyến sữa không được kích thích, dẫn đến giảm sản lượng sữa. Sau khi uống rượu, nồng độ rượu trong sữa mẹ đạt đỉnh sau 30–60 phút có thể tồn tại trong vài giờ.
Ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con
Khi mẹ uống rượu có thể bị mất tỉnh táo, mệt mỏi ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé. Rượu có thể gây căng thẳng hoặc các vấn đề tâm lý như trầm cảm sau sinh. Rượu làm rối loạn hormone prolactin và oxytocin.
Tác động đến trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có gan chưa phát triển hoàn chỉnh nên nếu bú mẹ có nồng độ rượu sẽ dễ gây ra các vấn đề như:
Rượu có thể gây tổn hại đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ
Một số nghiên cứu còn cho thấy việc tiếp xúc với rượu qua sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ trong thời gian dài. Rượu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, gây buồn ngủ, giảm tập trung và trí nhớ trong tương lai.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ
Rượu trong sữa mẹ làm trẻ dễ quấy khóc, ngủ không sâu giấc.
Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
Do gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện như người lớn nên rượu trong sữa mẹ có thể khiến trẻ bị đầy hơi, khó chịu hoặc quấy khóc.
Tăng nguy cơ nhiễm độc rượu
Ngay cả với lượng rất nhỏ có thể khiến gia tăng nguy cơ nhiễm độc rượu ở trẻ nếu mẹ uống quá nhiều và thường xuyên.
Chậm tăng cân
Trẻ có thể chậm tăng cân do bú ít hoặc không đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ khi trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.
Xem thêm: Ăn sữa chua trước khi uống rượu có lợi ích gì?
Nếu mẹ không thể tránh uống rượu, hãy áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro như vắt sữa trước khi uống rượu, hạn chế uống rượu mạnh hoặc quá nhiều, đợi rượu được loại bỏ khỏi cơ thể trước khi cho bé bú lại. Thông thường, với 1 ly rượu cần đợi khoảng 2-3 giờ trước khi cho bé bú lại. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là sức khỏe của trẻ.
Bài viết trên đã giúp các mẹ bỉm sữa có câu trả lời cho thắc mắc đang cho con bú uống rượu được không. Mỗi bé sẽ có phản ứng khác nhau đối với cồn nên để không gây ảnh hưởng tới con, mẹ nên tránh hoàn toàn việc uống rượu khi cho con bú.