Tác dụng của rượu gạo đối với sức khỏe người dùng
Tác dụng của rượu gạo như thế nào? Uống rượu gạo có tốt không?… Có rất nhiều thắc mắc về rượu gạo, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhiều thông tin.
Contents
Tìm hiểu về rượu gạo
Rượu gạo là thức uống có từ lâu đời, từ xa xưa tại các vùng quê ở Việt Nam đã sử dụng rượu gạo trong mỗi bữa ăn, dịp cỗ, lễ tết.
Rượu gạo chính là cách gọi của rượu lên men từ gạo tẻ, gạo nếp và có thể qua chưng cất hoặc không. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại rượu gạo khác nhau như rượu Sake, rượu nếp cẩm, rượu gạo Hàn Quốc, rượu Makgeolli…
Hàn Quốc là nơi sở hữu nhiều loại rượu được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Trong số đó nổi tiếng nhất là Soju và Makgeolli. Soju là loại rượu bình dân còn Makgeolli là loại rượu có tuổi thọ lâu nhất. Theo chia sẻ của người Hàn Quốc thì rượu Makgeolli đã có mặt từ thế kỷ 10 sau công nguyên và có bắt nguồn từ Mông Cổ.
Makgeolli có màu giống với nước gạo với nồng độ từ 6 – 7 độ. Các nguyên liệu chính để làm ra loại rượu truyền thống này là ủ rượu gạo chung với nước. Thời gian để làm ra loại rượu này trong khoảng 10 ngày để có thể giữ được độ tươi ngon của nguyên liệu và khi uống người dùng sẽ cảm nhận được vị chua, ngọt, đắng.
Theo như thống kê có đến hơn 700 loại rượu Makgeolli với nhiều tên gọi khác nhau tuy nhiên tùy vào cách ủ, nguyên liệu, thời gian, kinh nghiệm và thời điểm ủ mà sẽ có tên gọi khác nhau.
Rượu gạo Makgeolli được lựa chọn trong những bữa tiệc của Hàn Quốc. Loại rượu này thường được dùng chung với những loại bánh và thịt. Ngoài ra thì rượu gạo Hàn Quốc còn có rất nhiều loại khác như: Rượu gạo truyền thống, rượu gạo tươi, rượu gạo đậu đen, rượu gạo hạt dẻ…
Tác dụng của rượu gạo đối với sức khỏe người dùng
Phần lớn trong rượu gạo sẽ chứa các thành phần như:
- Natri
- Kali
- Carbonhydrate
- Canxi
- Iron
- Calo
- Và một vài chất khác…
Chính vì vậy khi sử dụng rượu gạo sẽ đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng, bao gồm:
Chống ung thư
Trong rượu gạo có chứa Farnesol – chất giúp chống ung thư, đặc biệt hàm lượng này có rất nhiều ở rượu gạo makgeolli cao hơn 100 lần so với rượu ngoại, 50 lần so với rượu trắng và gấp 25 lần so với bia.
Tốt cho dạ dày, tiêu hóa
Trong một chai rượu gạo có chứa khoảng 70 – 80 tỉ vi khuẩn lên men tốt cho sức khỏe, hàm lượng này tương đương với 100 hộp sữa chua vì vậy mà việc uống rượu gạo theo liều lượng cho phép sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra đã có nghiên cứu chỉ ra rằng rượu gạo giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày hoặc viêm dạ dày.
Ngăn ngừa lão hóa và làm trắng da
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Ju Jun Sun ở viện nghiên cứu dinh dưỡng Hàn Quốc tại Korea University trong 200ml rượu gạo có chứa tới 68 µg vitamin B2, 44 µg vitamin B choline và 50 µg vitamin B3. Vitamin B2, vitamin B6, polyphenol, isoflavones… nên có tác dụng trọng việc tái tạo làn da bị đen, xạm do tia tử ngoại. Ngoài ra thì rượu gạo còn giúp tái sinh, tăng độ đàn hồi cho da nhờ vào các thành phần trong rượu gạo như Tryptophan, Lysin, Histidin…
Cung cấp selen
Selen là khoáng chất vi lượng để góp mặt cho các loại bệnh như ung thư, gan, hệ miễn dịch, tim… Trong rượu gạo sẽ cung cấp rất nhiều selen, chất dinh dưỡng để tăng cường tốt chức năng các bộ phận trong cơ thể, đồng thời có thể duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, đặc biệt bảo vệ tim mạch tốt.
Ngoài ra rượu gạo còn có rất nhiều các lợi ích khác như giảm căng thẳng, chống viêm, làm dịu cơn đau ở ngoài bề mặt da…
Xem thêm:
Uống rượu gạo đúng cách để đem lại lợi ích cho cơ thể
Để việc sử dụng rượu gạo đem lại tác dụng cao nhất cho sức khỏe người dùng thì bạn cần lưu ý một số điều như:
Những người trưởng thành nên dùng duy trì khoảng 30ml rượu gạo/ ngày. Việc duy trì dùng rượu gạo thường xuyên sẽ giúp cơ thể ấm lên, thân nhiệt tốt, máu huyết lưu thông, cải thiện các vấn đề do tắc nghẽn mạch máu như vậy cơ thể sẽ khỏe khoắn hơn rất nhiều.
Không nên uống rượu gạo với thịt dê nướng cay hay các món thịt nướng lò. Bởi những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ của rượu mạnh hơn rất nhiều và gây ra chứng bốc hỏa hay viêm loét miệng.
Tuyệt đối không nên pha rượu gạo với các đồ uống như nước ngọt, bia… vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của rượu gạo do carbon dioxide trong bia, nước ngọt sẽ gây ra tác hại đối với dạ dày. Bên cạnh đó rượu nhanh chóng đi vào ruột non hơn và làm cho tốc độ hấp thụ chất độc vào cơ thể trở lên nhanh chóng hơn.
Không nên uống trà, đặc biệt là trà đặc sau khi uống rượu gạo vì trà có chứa hàm lượng lớn các chất theophylline điều này sẽ gây ra co mạch, tăng huyết áp, buồn nôn và tăng gánh nặng lên tim và thận.
Khi uống rượu, nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện. Không ăn kèm các loại thực phẩm cay nồng, nên ăn các loại kẹo, bánh mứt… Đặc biệt, khi uống rượu không nên hút thuốc. Vì sẽ làm cho cơ thể bị mệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần không được minh mẫn.
Trường hợp bạn đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa không nên uống rượu khi dạ dày rỗng sẽ làm cho nồng độ cồn trong máu tăng nhanh và chỉ nên dùng rượu gạo trong bữa ăn.
Có thể thấy rằng rượu gạo là thức uống từ lâu đời và nếu biết cách sử dụng đúng sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, không nên lạm dụng rượu quá mức vì sẽ gây hại cho sức khoẻ cũng như cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đối với những người đang điều trị bệnh, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rượu gạo hàng ngày.
Trên đây là một số những thông tin chia sẻ về công dụng của rượu gạo, cách sử dụng rượu gạo an toàn, đảm bảo chất lượng. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác.