Mẹ bầu uống rượu được không?
Bầu uống rượu được không là một câu hỏi phổ biến của nhiều chị em trong giai đoạn mang thai vì trong giai đoạn này mọi đồ ăn, thức uống sử dụng đều có tác động đến thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ bầu những thông tin quan trọng về vấn đề này.
Contents
Có bầu ống rượu được không?
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai không nên uống rượu ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Không có loại rượu nào được xem là an toàn cho thai nhi bởi vì ngay cả lượng nhỏ cũng có thể gây hại. Có không ít mẹ bầu vẫn có thói quen ăn uống và sinh hoạt như trước khi mang thai, kể cả việc dùng bia rượu thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết tác hại của rượu đến thai nhi như thế nào.
Rượu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc tiêu thụ cồn trong thời kỳ mang thai có thể gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi mẹ bầu cần hết sức lưu ý như:
Hội chứng rượu bào thai (Fetal Alcohol Syndrome – FAS)
Đây là một rối loạn nghiêm trọng xảy ra ở thai nhi do người mẹ sử dụng rượu trong thời gian mang thai. Rượu có thể qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là não bộ và các cơ quan quan trọng khác.
Đặc điểm:
Trẻ sinh ra có thể bị dị tật trên khuôn mặt, chậm phát triển thể chất và tâm thần. Trẻ có khuôn mặt bất thường như đầu nhỏ, mặt phẳng, mắt nhỏ, khe mắt ngắn, rãnh nhân trung nhẵn, môi trên mỏng. Trẻ mắc hội chứng rượu bào thai thường chậm tăng trưởng trong tử cung, trẻ sơ sinh nhẹ cân và thấp còi. Vì vậy, dù mẹ uống rượu trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều có thể gây hại, 3 tháng đầu là thời điểm nguy hiểm nhất.
Xem thêm: Đang cho con bú uống rượu được không?
Uống rượu làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non
Uống rượu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên vì rượu gây độc cho phôi thai. Khi cồn trực tiếp đến bào thai, làm tổn thương các tế bào đang phát triển.
Theo tìm hiểu các nghiên cứu phụ nữ mang thai uống rượu với lượng vừa phải có khả năng sinh non cao hơn so với người không uống. Sinh non là khi trẻ được sinh trước 37 tuần tuổi thai, rượu có thể làm tổn thương hệ tuần hoàn của thai nhi, dẫn đến sự bất thường và tăng nguy cơ sinh non.
Thai nhi chậm phát triển
Rượu làm giảm chức năng của nhau thai khiến thai nhi thiếu dưỡng chất cần thiết để phát triển. Rượu cũng là nguyên nhân gây tổn thương mô và tế bào thần kinh của thai nhi. Rượu cản trở sự phát triển của tế bào và các cơ quan quan trọng khiến trẻ không thể hấp thụ đủ dưỡng khí và chất dinh dưỡng cần thiết khiến bé dễ sinh non và không thể phát triển khỏe mạnh.
Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh
Uống rượu khi đang mang thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như:
- Dị tật tim bẩm sinh.
- Vấn đề về thận hoặc xương.
- Khiếm khuyết ở hệ thần kinh.
- Hội chứng rối loạn do rượu ở thai nhi
Trẻ bị bị thiếu cân hoặc nhẹ cân khi sinh do rượu
Rượu có thể khiến em bé bị thiếu cân hoặc nhẹ cân khi sinh điều này xảy ra do rượu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Rượu làm giảm khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, khiến em bé không nhận được đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Rượu cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về kích thước và trọng lượng của thai nhi, gây cản trở sự phát triển của tế bào, làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi
Tác động đến sự phát triển não bộ
Rượu có thể gây tổn thương DNA trong thai nhi, làm gián đoạn quá trình tổng hợp protein và các hoạt động sống cần thiết của tế bào. Khi mẹ uống rượu, lưu lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi qua nhau thai bị giảm gây thiếu hụt dinh dưỡng và oxy. Hậu quả dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài là sự phát triển cơ thể và não bộ của thai nhi bị chậm lại.
Rượu gây hại trực tiếp đến não bộ đang phát triển của thai nhi, làm ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động và rối loạn hành vi trong tương lai.
Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Ngoài ảnh hưởng đến thai nhi, rượu còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ bầu. Những ảnh hưởng chính mà rượu có thể gây ra mà mẹ bầu cần lưu ý đó là:
Gây suy giảm sức khỏe thể chất của mẹ bầu
- Rượu làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây khó tiêu, ợ nóng hoặc viêm loét dạ dày.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu, khiến mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Rượu có thể gây viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan, làm suy giảm chức năng gan của mẹ bầu.
- Tăng nguy cơ cao huyết áp thai kỳ, làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
- Tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên.
- Rượu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như bong nhau thai tăng nguy cơ sinh non đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
- Gây rối loạn tâm lý và cảm xúc ở mẹ bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Rượu gây cảm giác mệt mỏi, giảm năng lượng trong suốt thai kỳ.
Trên đây là những thông tin bầu uống rượu được không, theo các chuyên gia, không có mức độ an toàn nào khi uống rượu trong thời kỳ mang thai nên mẹ bầu cần tránh hoàn toàn rượu trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Mẹ bầu nên thay thế bằng các đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe như nước trái cây tươi, đồ uống không cồn.
Xem thêm: Ăn hải sản uống rượu gì để vẹn tròn vị ngon?