Mẹo uống rượu không say nhanh tỉnh dịp Lễ, Tết
Trong các dịp Lễ, Tết, sum họp gia đình và bạn bè, việc sử dụng thức uống có cồn thường khó tránh khỏi khiến nhiều người bị say. Trong bài viết này Exbeerience sẽ chia sẻ đến bạn những mẹo uống rượu không say nhanh tỉnh hiệu quả nhất.
Contents
Tại sao uống rượu lại say?
Uống rượu bia khiến bạn bị cảm giác say do cồn (ethanol) trong đồ uống tác động trực tiếp đến cơ thể và não bộ. Ethanol là chất ức chế thần kinh trung ương, khi uống rượu bia, ethanol được hấp thụ nhanh vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột non, nó di chuyển đến não làm giảm sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh ảnh hưởng đến suy nghĩ, phán đoán và phản xạ của chúng ta.
Ethanol tăng cường tác động của một chất dẫn truyền thần kinh ức chế sẽ khiến bạn cảm thấy thư giãn, buồn ngủ và khó kiểm soát hành vi. Ethanol thẩm thấu trực tiếp qua thành dạ dày và ruột non vào máu khi BAC tăng, tác động lên não càng mạnh, gây cảm giác say.
Khi uống quá nhiều, gan không xử lý kịp quá tải ethanol sẽ khiến lượng ethanol và acetaldehyde tích tụ trong máu làm bạn say và cảm thấy choáng. Các yếu tố ảnh hưởng mức độ say của mỗi người như trọng lượng cơ thể và giới tính, tốc độ uống, loại rượu uống có độ cồn cao hay thấp. Bạn có thể áp dụng các bí quyết uống rượu không bị say để giữ được sức khỏe và tinh thần tỉnh táo nhất.
Gợi ý các mẹo uống rượu không say nhanh tỉn
Ăn nhẹ trước khi uống
Bạn không nên uống rượu khi bụng đói vì tăng nồng độ cồn trong máu nhanh chóng, khiến bạn dễ bị say và mất kiểm soát. Khi bụng đói, dạ dày không có thực phẩm nào để làm chậm quá trình hấp thụ cồn dẫn đến hạ đường huyết đột ngột, gây đau bụng, buồn nôn hoặc viêm dạ dày.
Ăn nhẹ thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng hoặc chất béo bơ, sữa chua trước khi uống rượu giúp tạo một lớp màng bảo vệ trong dạ dày, làm chậm quá trình hấp thụ cồn. Các món ăn cung cấp năng lượng, giảm nguy cơ hạ đường huyết, giảm tác động trực tiếp của cồn lên niêm mạc dạ dày.
Xem thêm: Ăn sữa chua trước khi uống rượu có lợi ích gì?
Uống nước trước khi uống rượu
Uống nước trước và trong khi uống rượu là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm tác động của cồn, giảm cảm giác khó chịu sau khi uống. Cơ thể đủ nước sẽ giúp pha loãng cồn và giảm cảm giác say do rượu. Uống nước hoặc có thể ăn cam, uống nước ép hoặc bổ sung qua viên uống giúp lót niêm mạc dạ dày, giảm sự kích ứng do cồn gây ra.
Không uống quá nhanh
Uống chậm rãi và vừa đủ từng ngụm nhỏ thay vì uống liên tục hoặc quá nhanh để cơ thể có thời gian xử lý lượng rượu. Uống rượu quá nhanh khiến cơ thể không có đủ thời gian để xử lý và chuyển hóa cồn dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng cho sức khỏe như:
- Tăng nồng độ cồn trong máu (BAC) nhanh chóng lượng cồn dư thừa đi thẳng vào máu, làm BAC tăng đột biến.
- Khi bạn uống nhanh gan không kịp chuyển hóa cồn. Uống nhanh và nhiều thường xuyên làm tăng nguy cơ viêm gan, xơ gan.
- Tăng nguy cơ ngộ độc rượu do BAC quá cao trong thời gian ngắn.
- Mất kiểm soát hành vi gây chóng mặt, nói lắp, hành động bừa bãi.
- Cồn nhanh chóng ức chế hệ thần kinh trung ương khiến bạn dễ say nặng và khó kiểm soát tình trạng của mình.
- Rượu hấp thụ nhanh có thể gây đau dạ dày, buồn nôn.
- Uống nhanh làm cơ thể mất nước nhanh hơn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần
Không pha trộn rượu với nước uống có gas hoặc nước ngọt
Nhiều người có thói quen kết hợp nhiều loại rượu khác nhau để thử cảm giác tuy nhiên nó sẽ khiến bạn say nhanh hơn, đặc biệt là rượu mạnh và bia. Pha rượu với nước uống có gas hoặc nước ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe như:
- Làm tăng tác động của cồn lên cơ thể, kích thích dạ dày và ruột, khiến cồn được hấp thụ vào máu nhanh hơn.
- Kết hợp gas với rượu khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh dẫn đến mất kiểm soát và ngộ độc rượu.
- Rượu làm lợi tiểu nên khi kết hợp với nước ngọt hoặc nước có gas nguy cơ mất nước tăng cao, dẫn đến khát nước, mệt mỏi.
- Tăng nguy cơ đau dạ dày hoặc khó tiêu khiến bạn dễ bị nôn mửa.
- Tăng nguy cơ tổn thương gan và các bệnh liên quan như gan nhiễm mỡ.
Ưu tiên các loại rượu nhẹ
Đồ uống nhẹ sẽ như các loại rượu vang, bia nhẹ hoặc cocktail chứa hàm lượng cồn thấp hơn giúp bạn kiểm soát lượng cồn tiêu thụ và giảm nguy cơ bị say. Uống ít cồn giúp tăng sự tỉnh táo, giảm cảm giác nôn nao sau khi uống và giúp kiểm soát hành vi tốt hơn trong các buổi tiệc.
Giao tiếp khéo léo bàn nhậu để giảm say
Biết cách giao thiệp trên bàn nhậu giúp bạn giữ được sự tỉnh táo mà còn tạo không khí và giảm nguy cơ say trong những buổi tiệc rượu. Thay vì uống một hơi dài, bạn hãy uống từ từ và đặt giới hạn và kiên quyết từ chối khi cần thiết. Đừng ngần ngại nói rằng mình đã uống đủ và chuyển sang hoặc tham gia các trò chuyện khác trên bàn tiệc. Tập trung vào việc giao tiếp giúp bạn tránh uống quá nhiều.
Xem thêm: Ăn hải sản uống rượu gì để vẹn tròn vị ngon?
Một số bí quyết giúp bạn tránh mệt mỏi nếu uống say
Sau khi uống rượu nếu như bị say bạn nên áp dụng một số cách dưới đây để nhanh chóng vượt qua cơn mệt mỏi.
- Uống các loại nước như nước chanh, nước mật ong ấm, trà gừng hoặc trà xanh giúp giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ gan xử lý rượu.
- Uống nhiều nước lọc sẽ giúp pha loãng nồng độ cồn làm cho quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng hơn.
- Ăn nhẹ một bát cháo, súp hoặc cơm sẽ giảm cảm giác cồn cào.
- Có thể sử dụng các viên uống giải rượu trước và sau khi uống rượu bị say.
- Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục, thường sau 24 giờ sẽ bớt cảm giác bị say.
Trên đây là những chia sẻ về các mẹo uống rượu không say hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nếu áp dụng không hiệu quả và có những biểu hiện bất thường khác bạn nên đến cơ sở y tế để được kịp thời xử lý. Đặc biệt, khi đã say rượu thì không được lái xe.