Uống rượu huyết áp tăng hay giảm?

Uống rượu huyết áp tăng hay giảm

Thói quen ăn uống thiếu khoa học sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp hoặc khiến bệnh nặng thêm. Vậy uống rượu huyết áp tăng hay giảm?

Contents

Uống rượu huyết áp tăng hay giảm?

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, uống rượu càng nhiều sẽ khiến huyết áp càng tăng và tuổi càng cao uống rượu càng dễ làm tăng huyết áp. Việc uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp lên mức nguy hiểm. 

Khi uống rượu với một mức độ vừa phải có thể làm tăng nồng độ các cholesterol tốt, kích thích tuần hoàn, làm giảm nguy cơ tạo thành cục máu đông gây tắc lòng mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm huyết áp. Tuy nhiên, khi lượng rượu tiêu thụ thường xuyên tăng nhiều hơn là nguy cơ gây ra vỡ mạch máu ở người bệnh tăng huyết áp. Khi đó, việc uống thuốc cũng không kiểm soát được do rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. 

Đối với người bị tăng huyết áp, tốt nhất nên tránh uống rượu hoặc uống rượu một cách điều độ. Mức rượu tiêu thụ trung bình được coi là điều độ là:

  • Nam giới dưới 65 tuổi: 2 đơn vị một ngày.
  • Nam giới từ 65 tuổi trở lên: 1 đơn vị mỗi ngày.
  • Phụ nữ ở mọi lứa tuổi: 1 đơn vị mỗi ngày.

Theo đó, 1 đơn vị rượu uống được quy định là 355ml với bia (khoảng 1 lon hoặc 1 cốc bia), hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40% alcohol).

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, rượu có chứa calo nên có thể góp phần làm tăng cân và đây một yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc điều trị huyết áp mà bạn đang dùng.

Uống rượu huyết áp tăng hay giảmUống rượu huyết áp tăng hay giảm?

Xem thêm: Tìm hiểu về uống rượu đinh lăng có tác dụng gì?

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, não, mạch máu và nhiều các cơ quan trong cơ thể. Việc điều trị bệnh tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và tổng thể dựa trên sự kết hợp giữa chế độ ăn, tập luyện và sử dụng thuốc.

Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm các loại thực phẩm chứa  muối, chất béo và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia. Bên cạnh đó xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, giảm căng thẳng và bỏ thuốc lá.

Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần đảm bảo như sau:

  • Chất đạm từ 0,8g – 1g protein cho một kg cân nặng.
  • Chất béo từ 25 – 30g và nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
  • Chất bột đường từ 300 – 320g.
  • Không quá 6g muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm).
  • Chất xơ trong rau, củ, quả khoảng 30 – 40g (tương đương từ 300 – 500g rau).
  • Chế độ ăn có cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ quả, đậu, hạt. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.
  • Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu magie, kali, và canxi, nên ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh.

Các loại thực phẩm tốt cho người bị tăng huyết áp

Những người cao huyết áp nên tăng cường ác loại thực phẩm sau đây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây chứa nhiều hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Theo các nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh không chỉ có hàm lượng axit folic dồi dào, mà là một nguồn kali phong phú. Do đó, việc bổ sung kali cho cơ thể sẽ giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu và từ đó giúp huyết áp giảm. Các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, củ cải xanh, rau cải xoăn, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.

Củ dền

Thành phần oxit nitric trong củ dền giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, chất nitrat trong nước ép củ dền làm giảm huyết áp của những người tham gia nghiên cứu trong vòng 24 giờ.

Uống rượu huyết áp tăng hay giảm

Người bệnh cao huyết áp cần có chế độ ăn uống khoa học

Các loại hạt

Các loại hạt ngũ cốc cung cấp kali, magiê và nhiều khoáng chất khác có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Bạn hãy bổ sung các loại hạt như hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối để đạt được kết quả hạ huyết áp tốt nhất.

Sữa không đường

Sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cung cấp canxi và ít chất béo rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người, rất hữu ích trong hạ huyết áp. 

Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm giàu chất xơ, với hàm lượng chất béo và natri thấp nên rất phù hợp đối với những người tăng huyết áp. Ăn bột yến mạch vào bữa ăn sáng không chỉ có tác dụng trong điều trị huyết áp cao mà còn là loại thực phẩm bổ sung năng lượng cho cả ngày dài năng động.

Chuối

Giống như các loại rau lá xanh, trong quả chuối cũng rất giàu kali nên có tác dụng hiệu quả để đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài.

Cá 

Cá là một nguồn protein tốt cho cơ thể. Các loại cá như cá hồi, cá thu chứa nhiều axit béo omega-3 giúp hạ huyết áp, giảm viêm và giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. 

Tổng hợp

Facebook Comments Box