Gãy xương uống rượu có sao không? Nên ăn gì để mau liền?

Gãy xương uống rượu có sao không là thắc mắc của khá nhiều người. Thực tế, việc này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của như tuổi tác của bạn. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Contents

Gãy xương uống rượu có sao không?

Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp. Chấn thương này xảy ra khi xương đòn (đoạn xương kết nối khớp vai với xương ức) bị hãy, có vết nứt hoặc nhiều mảnh vỡ. Xương đòn có độ rắn chắc cao. Chính vì thế mà xương đòn bị gãy thường liên quan đến một chấn thương mạnh và trực tiếp, tai nạn, té ngã.

Gãy xương uống rượu có sao không?
Gãy xương uống rượu có sao không?

Đọc thêm về: đau đầu sau khi uống rượu

Gãy xương là một tình trạng chấn thương rất hay gặp trong đời sống thường ngày. Tuy vào tình trạng vết thương mà bạn sẽ được chỉ định được điều trị không phẫu thuật hoặc hoặc phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên, dù được chỉ định phương pháp nào thì thời gian lành bệnh cũng cần từ 3 – 6 tháng.

Để xương hồi phục nhanh hơn, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc cũng như chế độ ăn uống hợp lý. Vậy, gãy xương uống rượu có sao không?

Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy, hàm lượng silicon cao trong rượu sẽ giúp xương lành lại tốt hơn. Tuy vậy, bạn không nên uống rượu trong 3 tháng đầu sau gãy xương.

Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân bị gãy xương có thể uống bia sau chấn thương 3 tháng. Ngoài ra, không nên uống quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hồi phục.

Gãy xương nên uống rượu khi nào?

Như đã biết, trong rượu có hàm lượng silicon cao giúp phát triển xương và mô liên kết. Tuy nhiên, nếu bị gãy xương, bạn không nên uống rượu trong 3 tháng đầu. Lý do là bởi bên cạnh hàm lượng silicon thì rượu có chứa rất nhiều cồn có khả năng gây kích thích phản ứng viêm bên trong cũng như làm tăng mức độ sưng, đau của vùng xương bị gãy.

Do đó, người bị gãy xương chỉ nên uống rượu sau 3 tháng điều trị hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có thời điểm thích hợp nhất. Đặc biệt, trong rượu có chưa rất nhiều cồn vì vậy bạn không nên uống rượu vào giai đoạn xương đang phục hồi.

Việc uống nhiều rượu sẽ làm giảm mật độ khoáng xương và làm tăng khả năng thải trừ canxi của cơ thể. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền xương của bạn. Ngoài ra, uống nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung cũng như hệ tiêu hóa của người bệnh. Bên cạnh đó còn gây tổn thương cho thận, gan và làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Gãy xương nên ăn gì để mau liền?

Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người bị gãy xương nên bổ sung để quá trình liền xương được hỗ trợ tối đa:

Gãy xương nên ăn gì để mau liền?
Gãy xương nên ăn gì để mau liền?

Xem thêm: uống rượu tỏi có tác dụng gì

  • Thực phẩm giàu vitamin: sẽ giúp người bị gãy xương tăng sức đề kháng cũng như giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, đặc biệt là vitamin B6 và B12.

– Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B6 như: ngũ cốc, súp lơ, thịt gia cầm, thịt bò nạc, chuối, cải bắp… Chúng có tác dụng chuyển hóa tryptophan thành niacin, chuyển hóa carbohydrate và chất béo giúp xương phục hồi nhanh.

– Vitamin B12 hỗ trợ hình thành khung xương chắc khỏe, khắc phục các chấn thương hiệu quả. Các thực phẩm có chưa nhiều vitamin này bao gồm: trứng, sữa hạnh nhân, các loại hạt, nội tạng động vật, dầu thực vật…

  • Thực phẩm có hàm lượng magie cao như: bơ, cá thu, đậu tương, rau mồng tơi, khoai lang, lạc, cá chép, cá mú, thịt, mủ trôm, …
  • Các thực phẩm chứa nhiều canxi như: đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn cho người bị gãy xương. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm như: bông cải xanh, cá hộp, rau chân vịt, củ cải xanh, hạt mè, rong biển, măng tây, cải cúc, cải xoăn, sữa đậu nành, hạnh nhân, cải bắp, củ cải,…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm như: cá biển, trai, hàu, cà rốt, khoai tây, trứng, đào, hạt hướng dương, hải sản, ngũ cốc, bánh mì…Kẽm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Biện pháp giúp gãy xương mau lành

Vận động trị liệu

Sau khi nghỉ ngơi 3 – 4 tuần, người bị gãy xương hãy vận động trị liệu. Điều này giúp bạn ngăn ngừa cứng khớp và vận động linh hoạt hơn. Hơn nữa, việc vận động trị liệu sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và tăng tốc độ lành xương.

Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tuần hoàn máu và mạnh gân cốt, từ đó giúp bạn chóng bình phục hơn. Với những người phẫu thuật thường sẽ được yêu cầu vận động sớm để ngăn ngừa một số biến chứng, điển hình như hình thành cục máu đông.

Tuy nhiên, quá trình vận động trị liệu này nên do bác sĩ chỉ định và giám sát, tránh các trường hợp vận động sai cách gây ảnh hưởng đến vết thương.

Chườm đá

Khi bị gãy xương, bạn nên chườm đá thường xuyên để gây tê cũng như giảm đau và giảm viêm sưng. Bên cạnh đó, biện pháp này giúp làm co mạch máu, tránh các vùng bầm tím bị lan rộng.

Nghỉ ngơi

Thông thường, người bị gãy xương sẽ được khuyến nghị nên nghỉ ngơi khoảng từ 3 – 4 tuần. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng và phải vận động không cần thiết gây ảnh hướng đến vết thương.

Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn giảm đau và sưng ở vùng bị tổn thương cũng như góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể.

Tránh hút thuốc lá và uống rượu

Thuốc lá và rượu bia sẽ làm tăng tốc độ thải trừ canxi khiến cho xương khó liền. Do đó, người bị gãy xương không nên hút thuốc cũng như uống rượu.

Một số trường hợp gãy xương hút thuốc lá sẽ khiến xương không thể thành và kéo dài thời gian hồi phục.

Riêng với rượu có chưa rất nhiều cồn gây ra tình trạng viêm bên trong khiến vết thương của bạn bị sưng, tấy và lâu khỏi. Cồn trong rượu sẽ đào thải canxi trong cơ thể và khó lành xương.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Gãy xương uống rượu có sao không? Nên ăn gì để mau liền? Người bệnh nên ăn uống cũng như vận động theo hướng dẫn của bác sĩ để xương lành nhanh nhất cũng như tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Facebook Comments Box
Rate this post