Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn và cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở

Red wine pouring into wine glass, close-up; alcohol; alcoholic; background; bar; beverage; bordeaux; bottle; burgundy; cabernet; celebrate; celebration; closeup; drink; drop; elegance; event; glass; goblet; gourmet; grape; liquid; liquor; luxury; menu; merlot; motion; party; pour; product; red; refreshment; restaurant; ripe; rural; splash; splashing; tasting; wine; wineglass; winery

Việc sử dụng rượu bia đang là một trong những vấn nạn khá lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn và cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở qua bài viết dưới đây.

Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Trước tiên bạn cần phải biết rượu các chất có cồn tồn tại bao lâu trong cơ thể chúng ta thì bạn mới có thể trả lời cho câu hỏi uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn.

Nong-do-con-tuy-thuoc-vao-co-the
Nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ thể

Xem ngay: cách uống rượu không say để có cách làm hiệu quả

Mỗi cơ thể trung bình sẽ có thể xử lý một ly tiêu chuẩn mỗi giờ. Tuy nhiên, các yếu tố như tuổi tác, giới tính, trạng thái sức khỏe cơ thể đều ảnh hưởng đến tốc độ xử lý nồng độ cồn.

Trong đó: Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x (Nồng độ (%) x Khối lượng riêng)

01 đơn vị tiêu chuẩn (10 gam cồn nguyên chất) tương đương với 3/4 chai hoặc một lon bia 330ml (5%), 01 ly rượu vang 100ml (13,5%), 01 cốc bia hơi 330ml, 01 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Thông thường:

– Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

– Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

– Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh nhất

Từ 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiến phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn. Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm nồng độ cồn.

Nhai kẹo cao su

Những vật dụng này có thể che được mùi của rượu, đặc biệt là kẹo cao su có vị chua sẽ có hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mùi rượu.

Bên cạnh đó, kẹo cao su kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi axit, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng. Thế nhưng, việc nhai kẹo cao su có mùi bạc hà hay các loại trái cây không giúp được nhiều trong việc giảm lượng cồn trong hơi thở. Nguyên nhân vì lượng cồn sẽ liên tục được đẩy lên từ phổi. Thế nhưng đừng quá lạm dụng bởi nó chỉ là giải pháp tạm thời và cơ thể của bạn thì vẫn còn nồng độ cồn.

Xịt thơm miệng

Nếu hơi thở của bạn có mùi khó chịu có thể sử dụng xịt thơm. Dung dịch xịt thơm miệng với thành phần chủ yếu là các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên (bạc hà, bách lý hương, quế, cam thảo…). Thêm vào đó, miệng của bạn sẽ có thêm khả năng sát khuẩn tốt hơn vì các sản phẩm này có chứa cồn.

Xit-thom-de-giam-bot-mui-con
Xịt thơm để giảm bớt mùi cồn

Click ngay: uống bia có tác dụng gì để biết được tác dụng chính

Bạn sẽ có cảm giác sảng khoái và thơm tho hơn với tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bách lý hương có chứa thymol có tác dụng khử khuẩn rất tốt; tinh dầu quế có tác dụng chống ôxy hóa, vi khuẩn và vi nấm… Cồn có tính sát khuẩn cao có tác dụng ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển của vi khuẩn, virut, nấm trong khoang miệng.

Sử dụng xịt thơm miệng chỉ giúp hơi thở của bạn giảm bớt mùi rượu còn nồng độ cồn thì vẫn sẽ tiếp tục theo hơi thở từ phổi và đẩy lên.

Đánh răng, súc miệng

Tiếp theo bạn có thể đánh răng, xúc miệng kỹ cũng là cách để khoang miệng giảm bớt mùi cồn. Tuy nhiên, cách làm này chỉ làm cho bạn giảm được mùi tạm thời chứ không hết được. Thực tế, hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng.

Uống thuốc giải rượu

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp bạn giải rượu, vừa giúp giảm giã rượu bia nhanh hơn mà còn giảm nồng độ cồn trong hơi thở.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý uống thật nhiều nước để giảm lượng cồn trong máu và tăng cường hoạt động để quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh hơn.

Trên đây là uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn và cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

 

Facebook Comments