Uống rượu bị đỏ mặt nguyên nhân do đâu và cảnh báo điều gì?
Uống rượu bị đỏ mặt là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng biết vì sao uống rượu lại đỏ mặt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị đỏ mặt khi uống rượu cũng như dấu hiệu cảnh báo bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Contents
Nguyên nhân khi uống rượu bị đỏ mặt
Uống rượu đỏ mặt là do yếu tố cơ địa
Khi uống rượu bị đỏ mặt là do sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể. Cơ thể chúng ta chuyển hóa rượu (ethanol) thành acetaldehyde thông qua enzyme alcohol dehydrogenase (ADH). Sau đó, acetaldehyde sẽ tiếp tục được chuyển hóa thành axit acetic (một chất không gây hại) nhờ enzyme aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Một số người, đặc biệt là những người thiếu hoặc có hoạt động enzyme ALDH2 yếu, acetaldehyde tích tụ trong cơ thể gây ra phản ứng như đỏ mặt. Một số triệu chứng đi kèm khi đỏ mặt như cảm giác nóng bừng đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn.
Theo số liệu thống kê, khoảng 36% dân số Đông Á như người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có đột biến gene khiến họ thiếu ALDH2 dẫn đến sự tích tụ của acetaldehyde và gây ra các phản ứng như đỏ mặt. Mặc dù phản ứng này không nguy hiểm trong thời gian ngắn nhưng nếu lặp lại thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị các vấn đề về sức khỏe.
Xem thêm: Ăn sữa chua trước khi uống rượu có lợi ích gì?
Do yếu tố di truyền học
Hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu chủ yếu là do liên quan đến một gene di truyền ảnh hưởng đến việc cơ thể xử lý rượu. Những người có sự thiếu hụt enzyme aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2) cần thiết để chuyển hóa acetaldehyde.
Giãn mạch máu dưới da
Hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu chủ yếu là do giãn mạch dưới da, do tác động của acetaldehyde một chất có khả năng làm giãn mạch máu, đặc biệt là ở vùng mặt. Qúa trình này có thể diễn ra mạnh mẽ ở những người có gen thiếu hụt ALDH2, khi các mạch máu dưới da giãn nở sẽ làm cho da mặt trở nên đỏ và ấm.
Acetaldehyde tích tụ không chỉ là một chất độc mà còn là chất gây giãn mạch máu, nó sẽ tác động lên các mạch máu dẫn đến giãn mạch mạnh hơn khiến đỏ mặt, khó chịu. Ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, sức khỏe tổng thể cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng uống rượu bị đỏ mặt.
Uống rượu đỏ mặt nhóm máu gì?
Một số quan niệm cho rằng uống rượu bị đỏ mặt là do nhóm máu và những người hay đỏ mặt sau khi uống bia rượu thuộc nhóm máu O. Tuy nhiên, thông tin này chưa được khoa học chứng minh và không hề có cơ sở khoa học. Theo một số nguyên nhân thì có thể thấy không chỉ nhóm máu O dễ bị đỏ mặt mà tất các các nhóm máu đều có khả năng.
Hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu không liên quan trực tiếp đến nhóm máu mà chủ yếu do di truyền và do yếu tố cơ địa nhạy cảm đặc biệt là sự thiếu hụt enzyme ALDH2 (Aldehyde Dehydrogenase 2). Uống rượu bị đỏ mặt là tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải do nhóm máu. Tất cả nhóm máu đều có khả năng bị đỏ mặt sau khi uống rượu nếu như bên trong cơ thể chúng ta đang gặp một số vấn đề liên quan khác.
Uống rượu bị đỏ mặt cảnh báo điều gì?
Uống rượu bị đỏ mặt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không xử lý rượu một cách hiệu quả nếu tích tụ trong cơ thể lâu dài có thể gây ra một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
- Tích tụ acetaldehyde gây hại mà cơ thể tạo ra khi chuyển hóa ethanol, Acetaldehyde là một chất gây ung thư như ung thư thực quản.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan ở những người bị đỏ mặt khi uống rượu. Khi uống rượu, việc tích tụ acetaldehyde trong cơ thể có thể dẫn đến gây tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, hoặc ung thư gan.
- Tăng nguy cơ tim mạch, huyết áp nếu lạm dụng bia rượu nhiều lần.
- Nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa dó có liên quan đến độc tố acetaldehyde gây đỏ mặt.
- Uống rượu bị đỏ mặt kéo theo tim đập nhanh và các triệu chứng khó chịu khác đó là dấu hiệu cơ thể đang phản ứng mạnh với rượu, chủ yếu do tích tụ acetaldehyde – một chất độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa rượu.
Xem thêm: Ăn gì trước khi uống rượu bia để không say?
Những cách uống rượu không đỏ mặt
- Nếu bạn gặp phải hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu, cách tốt nhất là uống ít rượu hơn hoặc tránh hoàn toàn khi bạn biết mình có nguy cơ bị thiếu hụt enzyme ALDH2. Nếu uống cần uống rượu từ từ để giảm áp lực lên gan quá nhiều trong thời gian ngắn.
- Ăn những thực phẩm giàu protein hoặc chất béo gồm sữa chua, phô mai hoặc thịt trước khi uống rượu có thể làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu. Việc ăn các thực phẩm giàu chất béo và protein có thể giúp giảm thiểu một phần tác động của acetaldehyde.
- Uống nhiều nước lọc để pha loãng nồng độ rượu có thể giảm bớt một số tác dụng phụ khác của rượu.
- Tránh uống rượu khi cơ thể đang yếu, mệt mỏi hoặc căng thẳng vì trong trạng thái đó mức độ chuyển hóa rượu hoạt động kém hiệu quả hơn, dễ làm tăng nguy cơ đỏ mặt.
- Tránh loại rượu mạnh sẽ gây tác động trực tiếp không tốt cho gan.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin B hoặc C hỗ trợ chức năng gan, giúp cơ thể chuyển hóa rượu tốt hơn.
- Sử dụng thuốc hỗ trợ (có chỉ định) từ bác sĩ nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đỏ mặt và cảm giác khó chịu khi uống rượu.
- Không dùng trà ngay sau khi uống rượu bia vì có thể làm tăng áp lực lên gan, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để xử lý cả rượu lẫn chất từ trà. Sau khi uống rượu bia, nên ưu tiên uống nước lọc, nước chanh, hoặc nước trái cây để hỗ trợ gan trong việc thải độc.
Trên đây trang thông tin Exbeerience đã giải đáp những thông tin về uống rượu bị đỏ mặt nguyên nhân do đâu và những cảnh báo về tình trạng sức khỏe khi thấy mình bị đỏ mặt sau khi uống rượu. Hiện tượng đỏ mặt sau khi uống rượu có thể không gây tác hại ngay nhưng nếu triệu chứng đỏ mặt kéo dài hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng khác bạn hãy cân nhắc uống rượu ở mức độ vừa phải hoặc hạn chế. Đỏ mặt khi uống rượu có thể không chỉ là sự nguy cơ tích tụ acetaldehyde mà còn là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang báo động tình trạng sức khỏe có vấn đề. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên tránh uống rượu và đi khám để biết rõ tình hình của mình.