Giải đáp: Bằng Trung cấp Dược có mở được quầy thuốc không?

bang-trung-cap-duoc-co-mo-duoc-quay-thuoc-khong

Hiện tại, Dược sĩ là ngành nghề được nhiều bạn trẻ theo đuổi và kinh doanh thuốc đang được nhiều người lưạ chọn đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc bằng Trung cấp Dược có mở được quầy thuốc không để bạn đọc được biết.

Một trong những trình độ nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học hiện nay là Trung cấp Dược vì hệ đào tạo này học ngắn, có kiến thức đủ để sớm ra trường tìm việc làm. Tuy nhiên theo quy định mới của Bộ Y tế sẽ không nhận những lao động có bằng Trung cấp làm việc mà cần ít nhất từ hệ Cao đẳng để đảm bảo chất lượng phục vụ được nâng lên cao hơn. Vì vậy các em đang có nhu cầu học Dược cần lưu ý để lựa chọn hệ học phù hợp.

Contents

Bằng Trung cấp Dược có mở được quầy thuốc không?

Căn cứ theo quy định tại Luật Dược năm 2016, quầy thuốc là một trong số các hình thức của cơ sở bán lẻ thuốc.

Điều kiện để mở quầy thuốc

Theo giảng viên Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, để mở được Quầy thuốc thì cần có một người chịu trách nhiệm chuyên môn. Theo khoản 1 điều 13 trong Luật Dược 2016 có đề cập đến điều kiện học vấn của người chịu trách nhiệm chuyên môn như sau:

“Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

  1. a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sĩ);
  2. b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
  3. c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
  4. d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

  1. e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
  2. g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
  3. h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
  4. i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
  5. k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
  6. l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại Điểm l Khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.”

Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược để mở được quầy thuốc căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật dược năm 2016. Theo đó, chúng ta có thể thấy với bằng Trung cấp Dược có được mở quầy thuốc nhưng cần có thêm 2 năm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.

Theo nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 khoản 4, điều 15, điểm b, c, d quy định: Người tốt nghiệp trung cấp Dược sẽ phải thực hành ít nhất 2 năm tại những cơ sở dược hợp pháp theo quy định có chủ là thầy thuốc, chủ đại lý thuốc hay quản lý tủ thuốc của trạm y tế được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Theo đúng quy định khi đã tốt nghiệp Trung cấp Dược người mở quầy thuốc cần có giấy phép hành nghề được Bộ Y tế phê chuẩn và làm việc tại đó trong vòng 2 năm trở lên mới có thể xin mở quầy thuốc hoặc thăng tiến lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực dược sĩ.

bang-trung-cap-duoc-co-mo-duoc-quay-thuoc-khong-1
Người mở quầy thuốc cần có giấy phép hành nghề được Bộ Y tế phê chuẩn

Điều kiện để mở nhà thuốc

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016 cá nhân muốn mở nhà thuốc cần đáp ứng yêu cầu điều kiện kinh doanh.

Về điều kiện về cơ sở bán lẻ:

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 Luật Dược 2016 thì nhà thuốc tư nhân phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng cơ sở bán lẻ thuốc.

Về điều kiện đối với nhà thuốc:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận/huyện cấp

– Chứng chỉ hành nghề Dược do sở Y tế cấp

– Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm

Về điều kiện đối với cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc:

– Có đầy đủ bằng cấp chuyên môn

– Không vi phạm phạm luật hay trong thời gian bị cấm hành nghề

– Có kinh nghiệm thực hành ít nhất 2 năm tại các cơ sở chuyên môn về thuốc

– Hiểu và cam kết thực hiện các bộ luật liên quan đến sức khỏe và quy chế dược;

– Có đủ sức khỏe và năng lực hành vi dân sự

– Có số vốn ít nhất là 100 triệu trở lên.

bang-trung-cap-duoc-co-mo-duoc-quay-thuoc-khong-2
Mở nhà thuốc cần phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo đảm

Điểm khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc

Tiêu chí Quầy thuốc Nhà thuốc
Người phụ trách chuyên môn Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sĩ)

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược

– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sĩ)

Địa bàn hoạt động Địa bàn mở quầy thuốc:

– Xã, thị trấn

Được mở tại bất kỳ địa bàn nào.
Quyền lợi – Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở.

– Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;

– Người có Bằng dược sĩ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

– Mua và bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

 

 

Nghĩa vụ + Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc

+ Tư vấn, trao đổi với người kê đơn

+ Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

– Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được câu hỏi bằng Cao đẳng Dược có mở được quầy thuốc không. Nếu bạn đã sở hữu trong tay một tấm bằng Trung cấp Dược và đang có nhu cầu mở quầy thuốc bạn cần tìm hiểu các quy định cụ thể của Bộ Y tế và nên học liên thông lên các hệ dược sĩ Cao Đẳng hay Đại học để phục vụ cho công việc lâu dài của mình.

Facebook Comments Box
Rate this post