Uống rượu tỏi có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Rượu tỏi từ lâu đã được biết đến là một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy, uống rượu tỏi có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết phía dưới.

Contents

Rượu tỏi là gì?

Từ lâu, tỏi đã được dùng để chưa rất nhiều bệnh với các hình thức như: ăn sống, ngâm rượu uống, ngâm mật ong,…Đặc biệt, rượu tỏi được rất nhiều nam giới ưa dùng bởi công dụng đặc hiệu của nó.

Rượu tỏi được tổ chức Y tế Thế giới – WHO công nhận và đánh giá cao về hiệu quả. Và Ai Cập chính là quốc gia đầu tiên đã khám phá ra phương pháp chữa bệnh từ rượu tỏi.

Lý do mà rượu tỏi được tin dùng như vậy là bởi trong rượu tỏi có rất nhiều hoạt chất như: Allicin, Vitamin, Ajoene, Diallyl Sulfide, khoáng chất, Enzyme. Qua đó, tỏi sẽ có những tác dụng cụ thể như sau:

  • Kháng virus, diệt khuẩn, kháng nấm;
  • Giúp làm giảm mỡ máu;
  • Chống oxy hóa;
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ ung thư;
  • Giải độc do kim loại nặng như thủy ngân, chì gây ra;
  • Giúp ngăn ngừa đông máu;
  • Tăng cường lưu thông máu;

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy khi kết hợp với rượu trắng 45 độ, tỏi sẽ được phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.

Uống rượu tỏi có tác dụng gì?

Cải thiện bệnh tiểu đường

Một công dụng không thể thiếu của rượu tỏi chính là làm giảm lượng đường trong máu và giải phóng các insulin tự do. Do đó, uống rượu tỏi sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 phòng tránh và cải thiện việc điều trị bệnh hiệu quả.

Cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá

Sẽ có rất nhiều axit được sinh ra trong quá trình lên men rượu tỏi. Theo nhiều nghiên cứu tin cậy đã chỉ ra rằng các axit amin này sẽ giúp quá trình trao đổi chất và tiêu hóa của dạ dày được tốt hơn.

Uống rượu tỏi có tác dụng gì?
Uống rượu tỏi có tác dụng gì?

Đọc thêm về: rượu đinh lăng có tác dụng gì

Chính vì thế, rượu tỏi còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và giúp bệnh mau khỏi hơn. Ngoài ra, tỏi có tính nóng nên sẽ giúp làm tiêu hao các khí lạnh trong bụng. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy giảm rõ rệt cảm giác đầy hơi và ợ chua.

Cải thiện các bệnh đường hô hấp

Từ lâu, tỏi đã được dùng để diệt khuẩn, kháng viêm và sát trùng. Do đó, khi bạn bị ốm, viêm họng, viêm xoang,…có thể ngậm rượu tỏi trong vài giây sau đó súc miệng lại để làm sạch vi khuẩn. Rượu tỏi sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn thuyên giảm nhanh chóng.

Hỗ trợ giảm viêm khớp

Trong rượu tỏi có Allicin và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ giảm đau, ngăn chặn và hạn chế tình trạng sưng, viêm ở các mối khớp trên cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, với những người không thể uống được rượu tỏi thì có thể dùng nó để xoa bóp giúp giảm cảm giác đau khớp.

Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Các chất chống oxy hóa, Phitoncid có trong tỏi sẽ giúp đánh tan các chất béo trong mạch máy và làm giảm cholesterol xấu. Qua đó, máu trong cơ thể sẽ được lưu thông tốt hơn cũng như hạn chế được các bệnh tăng huyết áp nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…

Một số lưu ý trong cách sử dụng rượu tỏi

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết bạn cần phải ghi nhớ để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Nên kết hợp dùng rượu tỏi và vệ sinh đường mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để chữa bệnh viêm xoang cũng như các bệnh về đường hô hấp một cách hiệu quả nhất;
  • Người mắc bệnh gan, thận nặng, mắt yếu, đang bị đau mắt đỏ, sưng mắt, người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa nóng trong người, không nên dùng rượu tỏi.
  • Cần kiên trì sử dụng rượu tỏi đều đặn và áp dụng với liều lượng vừa phải để việc chữa trị bệnh viêm xoang đạt hiệu quả. Tuy nhiên, rượu tỏi chỉ hỗ trợ chữa viêm xoang khi bệnh còn ở mức độ nhẹ.
Một số lưu ý trong cách sử dụng rượu tỏi
Một số lưu ý trong cách sử dụng rượu tỏi

Xem thêm: rượu A Ma Công

  • Người mắc bệnh viêm khớp nên dùng rượu tỏi ngâm xoa lên chỗ đau, day bóp nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng;
  • Rượu tỏi rất tốt cho hệ tiêu hóa của những người có vấn đề hoặc có bệnh về đường tiêu hóa nhẹ như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…
  • Sau khi uống rượu tỏi, bạn nên ăn trái cây và kết hợp với giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để khử được mùi tỏi;
  • Với những người bị cao huyết áp cần phải chú ý điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp nếu muốn dùng rượu tỏi lâu dài;
  • Tỏi có tính nóng và kích ứng do đó không nên cho trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai dùng;
  • Với những người đang uống thuốc chống đông máu nếu muốn dùng rượu tỏi chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Thực tế cho thấy, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, sinh hoạt điều độ khi kết hợp với rượu tỏi sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm cay nóng, dùng chất kích thích…
  • Đặc biệt, những người sắp tiến hành phẫu thuật, người mắc bệnh gan, thận, tiểu đường và trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng rượu tỏi. Ngoài ra, người già hay người mắc bệnh tiêu chảy nếu muốn dùng rượu tỏi cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Rượu tỏi có rất nhiều công dụng, tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng, đặc biệt là uống khi đói.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Uống rượu tỏi có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết sử dụng rượu tỏi để cải thiện sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sức khỏe bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Facebook Comments Box
Rate this post