Sử dụng rượu ô môi có tác dụng gì?

ruou-o-moi-co-tac-dung-gi

Ô môi là một trong những loại dược liệu được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh Đông Y, đặc biệt là rượu ô môi có rất nhiều tác dụng dược lý. Hãy cùng  tìm hiểu rõ hơn tác dụng của rượu ô môi. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Contents

Tìm hiểu về cây ô môi

Cây ô môi còn có tên gọi khác là bồ cạp nước, bọ cạp nước, cây cốt khí, May Khoum, Aac phle… Cây ô môi này có nguồn gốc từ Nam Mỹ để làm cảnh hoặc tạo bóng mát. Sau đó loài cây này đã di thực đến các đất nước khác như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Ở Việt Nam sẽ dễ bắt gặp các cây ô môi ở phía Nam, phía Bắc hoặc làm thuốc, lấy bóng mát.

Cây ô môi thuộc loài thân gỗ, cao tối đa khoảng 20m, có đường kính trung bình 50cm, sắc nâu đen, bề mặt nhãn, phân thành nhiều cành to, vỏ nhẵn, rậm rạp. Nếu cành còn non sẽ được một lớp lông mịn bao phủ.

Lá của cây ô môi dạng kép giống lông chim và có chiều dài trong khoảng 25cm, có từ 10 – 20 đôi lá chét, lá dày và dài trong khoảng 5cm, chiều rộng từ 1 – 2 cm, gốc và ngon đều tròn, cuống ngắn có lông bao phủ. Bên trong phía phiến lá sẽ có sắc xanh bóng.

Hoa của cây ô môi có kích thước 12 – 15cm với sắc hồng, hoa mọc ra ở nách lá.

Quả của cây ô môi rất cứng, hình trụ dài với màu đen nâu, hơi cong lưỡi liềm, chiều dài khoảng 60cm ngăn cách giữa các ô bằng màng mỏng trắng. Mỗi một ô bên trong quả ô môi có chứa 1 hạt dẹt, mùi hắc, ngọt kèm theo chua nhẹ.

Hàng năm vào tháng 2, tháng 3 cây ô môi sẽ bắt đầu ra hoa, hoa có màu hồng tươi, mọc ngay ở những vị trí là đã rụng. Hoa rủ xuống giống hoa muồng hoàng yến và mọc thành từng chùm như hoa phượng.

Các bộ phận của lá ô môi được sử dụng như quả, lá, rễ. Thông thường người dân sẽ hái quả chín hái về để lấy cơm và ngâm rượu. Vào mùa thu sẽ là khi quả ô môi chín và được thu hoạch, đem về bỏ vỏ, bỏ phần hạt chỉ lấy cùi để ngâm rượu sau đó dùng dần.

Rượu ô môi có tác dụng gì?

Trong quả ô môi có chứa các thành phần như:

  • Tanin;
  • Gluxit;
  • Tinh dầu;
  • Chất nhầy;
  • Antraglucozit;
  • Canxi oxalat;
  • Saponin;
  • Chất nhựa.

Nhờ vào các thành phần có trong quả ô môi khi sử dụng sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Theo Y học cổ truyền

Trong Đông Y cây ô môi có vị ngọt kèm theo vị hơi đắng, chát và mùi hăng đặc trưng nên cây ô môi sẽ có tác dụng như:

  • Qủa ô môi sẽ giúp nhuận tràng và xổ.
  • Lá của quả ô môi sẽ có tác dụng sát trùng.
  • Vỏ ô môi có tác dụng trong giải độc.

Xem thêm:

ruou-o-moi-co-tac-dung-gi

Trong Y học hiện đại

Qủa ô môi được chế biến thành cao và có tác dụng trong việc kích thích đường tiêu hóa, nhuận tràng.

Quả ô môi có thể dùng ăn chơi hoặc  ngâm rượu sẽ đem lại tác dụng ăn ngon, bồi bổ sức khỏe, chữa đau nhức xương khớp, nhức mỏi, tiêu hóa tốt.

Bên cạnh đó quả ô môi dùng nấu cao mềm để người dùng có thể kích thích tiêu hóa và nhuận tràng tốt hơn. Để chế biến được món ăn đem lại tác dụng hiệu quả nên sử dụng 1kg cơm và hạt ô môi nấu cùng 1 lít nước sau đó đem lọc và cô cách thủy cao đến làm dùng thuốc chữa đau lưng, chữa ỉa chảy…

Sử dụng hạt ô môi ngâm với nước nóng đến khi lớp vỏ cứng chuyển thành mềm ra thì lấy nhân bên trong và đem nấu cùng nước đường. Sử dụng tương tự như các loại hạt trong sâm bổ lượng.

Lá ô môi thì đem giã nát sau đó dùng đắp lên các vết hắc lào, ngứa ngoài da. Ngoài ra thì có thể sử dụng lá ô môi đem sắc nước uống để chữa nhức mỏi, đau lưng…

Cách sử dụng ô môi làm thuốc

Hiện nay cách phổ biến để sử dụng rượu ô môi với tác dụng tốt cho sức khỏe là ngâm rượu ô môi và làm cao. Cụ thể cách thực hiện như:

Cách ngâm rượu ô môi

Sau khi hái ô môi về róc bỏ vỏ sau đó cạo lấy lớp cơm quả phần có màu đen hoặc nâu đen hơi sánh cũng có khi nhão.

Đem ngâm cùng với  rượu 30 độ, thời gian ngâm càng lâu càng tốt.

Trong thịt quả ô môi sẽ có chứa đường, tantin, tinh dầu, saponin… nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được nhiều mùi vị khác nhau.

Rượu ô môi có tác dụng gì? Được biết khi dùng rượu ô môi với liều lượng vừa đủ, đều đặn sẽ giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa, đồng thời giảm đau lưng, nhức mỏi, bồi bổ cơ thể, ăn ngon miệng hơn. Đối với người cao tuổi khi sử dụng 1 ly nhỏ trước bữa cơm sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

Cách chế biến thành cao ô môi

Sau khi thu hoạch quả ô môi về cạo lấy cơm và đem đi ngâm với nước (1kg cơm quả ngâm với 1 lít nước).

Đem lọc rồi chắt nước và ngâm tiếp tục với nước và lọc lấy nước lần 2.

Cuối cùng đem nước đi nấu bằng lửa nhẹ cho đến khi đặc quánh thành dạng cao mềm là có thể bảo quản và sử dụng dần.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng ô môi

Khi đem ô môi sử dụng làm thành rượu thuốc để sử dụng nếu dùng không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ ảnh hưởng đến  sức khỏe như:

  • Có cảm giác giống như say rượu.
  • Luôn buồn ngủ.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Đỏ mặt.

Nếu những trong quá trình dùng rượu thuốc, cơ thể có những triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên tạm ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

Các đối tượng không nên sử dụng rượu ô môi như:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Những người cao tuổi có sức khỏe yếu.
  • Đang trong tình trạng cảm, sốt.
  • Mắc các bệnh lý về dạ dày, gan, thận.

Cây ô môi đa dạng các tác dụng có lợi cho sức khỏe người sử dụng, để việc tận dụng được hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe nên hay tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để hạn chế tới mức tối đa  các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Hy vọng thông tin bài viết ở trên đã cung cấp cho bạn đọc giải đáp cho thắc mắc: Rượu ô môi có tác dụng gì? Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Facebook Comments Box